Hòa Bình: Sức sống xây dựng Nông thôn mới ở huyện Cao Phong
Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã "thổi luồng gió mới” làm thay đổi căn bản, toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân và diện mạo trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đặc bệt, đời sống người dân được ổn định về mọi mặt đã góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất cao giữa Nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
Ông Quách Văn Ngoan - Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: “Kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia sáu tháng đầu năm 2023 nhiệm vụ, sáu tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện Cao Phong. Thực hiện Thông báo số 066/TB-HĐND ngày 26/5/2023 của Hội đồng nhân dân huyện về việc tổ chức kỳ họp thứ 10 - Hội đồng nhân dân huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Về công tác chỉ đạo điều hành UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 giao phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo...thành lập Văn phòn điều phối của từng chương trình. Chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Ban quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia...”.
Cụ thể, kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn huyện Cao Phong đã thực hiện 10 dự án. Về kết quả phân bổ và giải vốn chương trình nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 tổng số vỗn ngân sách trung ương (NSTW) giao là 28.847 triệu đồng đã phân bổ 28.847 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn. Tính đến ngày 17/7/2023 đã giải ngân 12.236 triệu đồng, đạt 42,4% kế hoạch vốn. Nguồn vốn năm 2023 tổng nguồn vốn được giao năm 2023 là 41.166 triệu đồng đã phân bổ 37.566 triệu đồng. Còn 400 triệu đồng vốn đầu tư chưa phân bổ do 02 công trình thuộc dự án 6 chưa đủ điều kiện phân bổ...
Trong đó, chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) kết quả thực hiện của chương trình mức độ hoàn thành các tiêu chí bình quân trên địa bàn huyện đến nay đạt 17,89 tiêu chí/xã, bao gồm xã đạt 19 tiêu chí có 7 xã Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Hợp Phong, Bình Thanh; xã đạt từ 11 đến 16 tiêu chí có 2 xã Thung Nai 13 tiêu chí; Thạch Yên 15 tiêu chí.
Cùng với đó, đối với 02 xã trong kế hoạch công nhận xã đạt tiêu chí Nông thôn mới năm 2023 là xã Thạch Yên đến ngày 30/6/2023 đã đạt 15 tiêu chí, còn 04 tiêu chí chưa đạt gồm tiêu chí số 06 cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 9 nhà ở dân cư; tiêu chí số 10 thu nhập; tiêu chí số 11 hộ nghèo. Dự kiến đầu tháng 10/2023 hoàn thiện hồ sơ cấp xã, trình huyện thẩm định, đầu tháng 11/2023 trình tỉnh thẩm định. Xã Thung Nai đến ngày 30/6/2023 đã đạt 13 tiêu chí, còn 06 tiêu chí chưa đạt gồm tiêu chí số 2 giao thông; tiêu chí số 5 trường học; tiêu chí số 6 cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí số 10 thu nhập; tiêu chí số 11 hộ nghèo; tiêu chí số 17 môi trường và an toàn thực phẩm. Dự kiến đầu tháng 10/2023 hoàn thiện hồ sơ cấp xã, trình huyện thẩm định, đầu tháng 11/2023 trình tỉnh thẩm định.
Đối với việc phấn đấu đến năm 2025 huyện đạt chuẩn NTM, đối chiếu với quy định tại Quyết định số 320/QD-TTg ngày 02/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ hiện tại có 4/9 tiêu chí đạt gồm tiêu chí số 2 về giao thông; tiêu chí số 3 về thủy lợi; tiêu chí số 4 về điện; tiêu chí số 9 về hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công, còn 5 tiêu chí chưa đạt...
Đặc biệt, nhiệm vụ, giải pháp sáu tháng cuối năm 2023 và các năm cụ thể đối với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tiếp tục duy trì 07 xã đạt chuẩn NTM ; hoàn thiện hồ sơ và đề nghị tỉnh công nhận 02 xã NTM; phấn đấu số tiêu chí bình quân đạt 19 tiêu chí/xã. Quyết định công nhận mới 2 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 2 vườn mẫu; có ít nhất 2 sản phẩm OCOP trình UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt.
Tiếp tục, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và thủ trưởng các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân, có cách làm sáng tạo. Xây dựng được kế hoạch chi tiết, phải xác định rõ việc nào dân làm, việc nào Nhà nước hỗ trợ, việc nào Nhà nước làm; công tác phối hợp, điều hành sát với thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng NTM và công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách NTM. Phát huy nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác; chủ động cân đối nguồn lực cho từng công trình, tiêu chí; quản lý và thực hiện tốt, hiệu quả nguồn vốn được cấp cho chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.
Công cuộc xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc nhưng mỗi chặng đường đã qua đều ghi dấu nỗ lực và thành công của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tin rằng, với luồng sinh khí mới cùng quyết tâm cao trong xây dựng NTM, Cao Phong sẽ đạt được mục tiêu đề ra để tiếp đà cho sự phát triển giàu mạnh hơn nữa trong tương lai./.
PHI LONG